Chào Mào Xanh Đặc Tính, Cách Nuôi Và Chọn Chim Hay Nhất

Chào Mào Xanh Đặc Tính, Cách Nuôi Và Chọn Chim Hay Nhất

Chào mào xanh còn có tên gọi khác là chào mào mỏ lớn và được đặt tên khoa học là Spizixos canifrons thuộc họ nhà chào mào. Loài chim này thường sinh sống tại môi trường nhiệt đới như Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Lào và Việt Nam. Tại nước ta, loài chim chào mào này được tìm thấy tại các tỉnh phía Tây Bắc như Điện Biên, Sơn La, Lai Châu,… Cùng tìm hiểu những điều độc đáo về loài chim này trong bài viết dưới đây.

Về ngoại hình nhận biết của chào mào xanh

Chào mào xanh sở hữu chiều dài thân 19 – 22 cm và nặng khoảng 44g đối với con trưởng thành. Đây là một loài chào mào có kích thước ở mức trung bình, lớn hơn một chút so với chào mào đít đỏ. Chúng còn sở hữu chiếc mỏ ngắn và có màu hơi vàng. Bên cạnh đó phần đầu chim có màu xám đen còn phần trán lại có màu xám nhạt. Phần cổ, mặt và sau gáy cũng đều có phần lông màu đen. Một đặc điểm chung của bất kỳ loài chào mào nào là đều có phần lông đỉnh đầu mọc dài ra và chổng lên trên.

Chào Mào Xanh Đặc Tính, Cách Nuôi Và Chọn Chim Hay Nhất

Ngoại hình để nhận biết về chào mào xanh

Được gọi với cái tên chào mào xanh là bởi chúng sở hữu phần lông cánh, ngực và 2 bên sườn đều có màu xanh ô liu, lông đuôi cũng có màu xanh lục. Một đặc điểm nhận dạng của loài chim này nữa đó chính là mống mắt của chúng có màu nâu sẫm hoặc nâu đỏ. Chân lại có màu hồng đậm và móng chân thì có màu nâu. 

Đặc biệt để nhận biết những con nên thì bạn có thể nhìn vào màu lông của chúng. Con non thường có màu nhạt hơn, mào thì cũng ngắn hơn, trán có màu vàng lục. Phần ngực vẫn mang một một xanh ô liu và mống mắt lại có màu nâu nhật.

Về hành vi, tập tính của chào mào xanh

Đây là một loài động vật thuộc họ nhà chim nên tập tính sinh hoạt của chúng cũng không có quá nhiều điểm khác biệt. Tuy nhiên ở chào mào xanh bạn cũng cần biết một số hành vi, tập tính đặc trưng của nó để dễ dàng nuôi dưỡng và hấn luyện.

Tập tính săn mồi, kiếm ăn

Giống như rất nhiều loài chim khác, chào mào xanh thường tìm kiếm thức ăn dưới những tán lá hay gốc cây. Thức ăn chủ yếu của chúng cũng là côn trùng, sâu và trái cây. Với thân hình nhỏ bé, những chú chim này sẵn sàng luồn lách vào tán cây rộng để săn mồi.

Tập tính săn mồi, kiếm ăn

Tập tính săn mồi, kiếm ăn của chào mào xanh

Tập tính sinh sản của chào mào xanh

Loài chim chào mào này thường bắt đầu quá trình sinh sản của mình vào màu hè, từ tháng 3 đến tháng 7. Chúng làm tổ từ những cành cây, lá khô trên cành cây cao và thẳng đứng. Thường những chiếc tổ này không có lớp lót nào bên trong. Chim cái một lần thường đẻ từ 2 – 4 quả trứng. 

Cách chọn chim chào mào xanh chất lượng

Khá giống với cách lựa những giống chim cách khác. Quá trình chọn chim rất quan trọng cho việc nuôi dưỡng. Bởi nếu không biết cách chọn chim tốt, chim khoẻ thì chim nuôi rất dễ bị bệnh, tuổi thọ kém và rất khó để huấn luyện. Nếu bạn là người mới chơi chim, thì cần lưu ý một số điều sau đây.

Cách chọn chim chào mào xanh chất lượng

Cách chọn chim chào mào xanh chất lượng

Nên chọn những chú chim có đặc điểm sau: mắt sáng, đầu to, lông mặt, hay hít, mào và mỏ to, dày, không sợ người và ăn uống tốt. Tránh những chú chim bị bệnh, nhìn bên ngoài ủ rũ, xù lông, lông dưới hậu môn bị ướt, sợ người và ít hoạt động.

Thức ăn cho chim chào mào xanh

Mỗi một môi trường sống, độ tuổi sẽ có từng loại thức ăn cho chim khác nhau. Để chim đẹp và phát triển khỏe mạnh, bạn cần phải lựa chọn đúng thực phẩm cho đúng thời kỳ phát triển của chúng.

Chim chào mào xanh sống trong tự nhiên

Đồ ăn chủ yếu của loài chim này đó là côn trùng, sâu bọ và hoa quả. Nếu trong môi trường tự nhiên chúng sẽ tự đi kiếm ăn những thức ăn này. Ngoài ra loài chim này còn ăn những động vật có xương sống nhỏ như ếch, rắn hay thằn lằn.

Thức ăn cho chim chào mào xanh

Thức ăn của chim chào mào trong môi trường tự nhiên

Chim chào mào xanh khi nuôi nhốt

Còn đối với môi trường nuôi nhốt, cám chuyên cho chim sẽ là thức ăn chủ yếu của chúng. Vì vậy bạn cần phải chọn những loại cám đảm bảo dinh dưỡng và phù hợp với chim của mình. Lưu ý không nên dùng cám cho gà để cho chim ăn bởi loại cám này có chứa chất tăng trưởng sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đến chim của bạn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể cho chim ăn thêm một số loại côn trùng nhỏ hay trái cây, quả mọng để bổ sung thêm dinh dưỡng cho chúng. Một số loài nhỏ như sâu bướm, dế, ong, trứng kiến, nhện,… hay một số trái cây như sung, vả, táo, ổi, đu đủ, hồng,…

Chim chào mào xanh khi còn non

Chào mào xanh khi còn non khi mới mang về khá là nhạy cảm vậy nên bạn cần hết sức cẩn thận. Bạn chỉ nên lấy chim về khi chủng từ 10 ngày tuổi trở lên để chúng được ba mẹ chăm sóc cứng cáp để tránh bị chết non. Thức ăn cho chim non chủ yếu là cám chim, nhưng bạn cần pha vào đó chút nước cho loãng rồi mới đút cho chim ăn.

Đồng thời, lượng thức ăn sẽ được tăng tỉ lệ thuận với kích thước và cân nặng của chim. Bạn cũng cần chia nhỏ bước ăn cho chú chim, khoảng 8 – 10 bữa một ngày là hoàn hảo. Ngoài ra, bạn cũng cần lót cho chúng một chiếc ổ thật ấm áp vì lúc này da của chúng khá mỏng và nhạy cảm với nhiệt độ thấp.

Cùng tham khảo: Những cách nuôi chim chào mào dành cho người mới phải biết

Một số căn bệnh mà chào mào xanh hay mắc phải

Bất cứ giống chim nào cũng sẽ mắc những căn bệnh, vậy nên người nuôi chúng cần phải lưu ý và điều trị kịp thời. Chào mào xanh cũng không ngoại lệ, chủng cũng mắc một số bệnh gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của chúng. Dưới đây sẽ tổng hợp một số bệnh thường gặp và cách điều trị cho bạn tham khảo.

Một số căn bệnh mà chào mào xanh hay mắc phải

Một số căn bệnh chào mào xanh hay mắc phải

Bệnh tiêu chảy ở chim

Đây là bệnh mà nhiều loài chim gặp phải, dấu hiệu cơ bản và dễ thấy nhất chính là khi chim đi phân lỏng, loãng hay bị nát. Nếu không được chăm sóc tốt, chim sẽ mất nước, yếu dần và ảnh hưởng đến tính mạng. Để điều trị căn bệnh này, bạn hãy cho chim chào mào nhà bạn ăn một số loại quả như chuối tây, dứa hay hồng xiêm, hoặc cho chúng uống nước chè xanh để điều trị căn bệnh này.

Bệnh về chân ở chim chào mào

Dấu hiệu của căn bệnh này chính là việc chim đi lại khó khăn, nặng có thể là chim không thể đứng được, lông rủ và không còn chạy nhảy được nữa. Khi nhìn thấy dưới hiệu này, bạn cần nhanh chóng tìm cách điều trị để không để tình trạng bệnh trở nặng hơn nữa. Nếu thấy chim của bạn có dấu hiệu này, bạn cần lấy mủ ở chân chim rồi rửa sạch vết thương đó. Bạn cũng có thể cho chim ăn cơm nóng để điều trị căn bệnh này.

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ kiến thức chim chào mào xanh của https://www.chimhay.net/ mà anh em nuôi chim nên biết để chú chim của mình có sức khoẻ tốt nhất. Đây là một loài chim có màu lông rất đẹp và tiếng hót của chúng cũng đặc biệt ấn tượng. Chúc anh em thành công trên con đường nuôi chim cảnh của mình.

logo_chimhay

Thu Nguyễn

Xin chào mình là Thu Nguyễn đang là tác giả tại chimhay.net cập nhật đầy đủ chi tiết nhất về cách nuôi, cách chăm sóc, luyện giọng chim cảnh, chim chào mào

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*