Hướng Dẫn Cách Trị Chào Mào Bị Hoảng Đơn Giản Và Hiệu Quả

Những cách trị chào mào bị hoảng nhanh chóng và hiệu quả

Nếu bạn lựa chọn bẫy hay bắt chim chào mào trưởng thành ngoài tự nhiên về nuôi dưỡng chắc hẳn sẽ phải chứng kiến tình trạng chúng bị hoảng và hay đâm đầu vào thành lồng. Vậy làm thế nào để cải thiện tình trạng này nhanh nhất? Hãy cùng tham khảo cách trị chào mào bị hoảng nhanh chóng và đơn giản có trong bài viết dưới đây.

Những cách trị chào mào bị hoảng nhanh chóng và hiệu quả

Với những bạn đã có nhiều kinh nghiệm trong việc nuôi dưỡng chào mào chắc hẳn sẽ có những cách thuần chào mào riêng. Tuy nhiên, với nhiều người mới tập chơi chim cảnh thì tỏ ra khá lúng túng khi thấy chim của mình bị hoảng mà không biết xử lý thế nào. Hãy cùng tham khảo một số cách trị chào mào bị hoảng dưới đây.

Những cách trị chào mào bị hoảng nhanh chóng và hiệu quả

Một số cách trị chào mào bị hoảng nhanh chóng và hiệu quả

Bỏ thời gian để gần gũi chim

Để thuần hóa chim và giúp chim làm quen với con người, bạn có thể lên một lịch trình cụ thể. Trước hết, vào khoảng 8 giờ sáng hàng ngày, chim được mở lồng và được cung cấp một lượng cám nhỏ trong chén thức ăn. Thời gian cho ăn là khoảng 45 phút, đủ để chim no bụng. Tiếp theo, vào lúc 11 giờ 30 phút trưa, khi chim bắt đầu đói, người chăm sóc tiếp tục đổ thêm một lượng cám vào chén để chim tiếp tục ăn trong 45 phút.

Buổi chiều, vào khoảng 15 giờ 30 phút, chim được cung cấp thêm cám, nhưng lần này lượng cám cho chim ăn sẽ nhiều hơn so với các bữa trước đó. Chim sẽ được cho ăn trong khoảng 2 giờ cho đến khi đủ no. Cuối cùng, vào lúc 17 giờ 30 phút, thời gian đi ngủ là lý tưởng cho chim. Việc lên một lịch trình ổn định như vậy sẽ giúp chim thích nghi dễ dàng với người chăm sóc và dần dần sẽ không còn sợ người nữa.

Trị chào mào hoảng bằng lồng ép

Để giúp chim nhanh chóng hết hoảng, bạn có thể sử dụng lồng ép chim chào mào. Lồng này được thiết kế sao cho chim không thể đâm đầu vào các phần nan. Bạn có thể sắm chiếc lồng có 15 nan ngắn. Phần trên của nóc lồng và vanh phía trên cần được thiết kế sao cho nan nằm gần nhau để chim không thể đâm đầu vào các nan và không gặp các vấn đề như tróc đầu, lộn mèo, bu nóc hoặc ngoái cổ.

Trị chào mào hoảng bằng lồng ép

Cách trị chào mào bị hoảng bằng lồng ép 

Khi đã chuẩn bị xong lồng hãy đặt chim vào và treo lồng ở một nơi có nhiều người đi lại, đặc biệt là treo ở mức độ ngang với đầu người. Lúc này chim sẽ trở nên dũng cảm nhanh chóng và không gặp các vấn đề về tật lỗi. Nếu kết hợp với phương pháp khác, quá trình thuần chim sẽ diễn ra nhanh chóng và vượt xa mong đợi.

Trị chào mào hoảng bằng cách loại bỏ một vài sợi lông

Tuy nghe có vẻ cách này sẽ làm đau chim, tuy nhiên nó lại khá hiệu quả và giúp chim hết hoảng nhanh chóng. Phương pháp này cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Sau khi  mang chim về hãy nhổ khoảng 4 sợi lông trên mỗi cánh chim. Mục đích của việc nhổ hoặc cắt lông cánh là hạn chế khả năng bay nhảy của chúng, vì khi lông cánh bị nhổ hoặc cắt, chim sẽ mất thăng bằng và khó bay hơn. Bạn yên tâm là lông chim sẽ mọc lại nên không ảnh hưởng đến vẻ đẹp của chúng.

Bước 2: Đặt chim vào một lồng tre hoặc gỗ nhỏ và không nên dùng lồng sắt, sau đó che kín lồng bằng một tấm áo lồng rồi đặt lồng ở nơi yên tĩnh.

Bước 3: Sau khoảng 3 giờ kể từ khi bắt chim, bạn có thể đưa một quả chuối vào lồng để chim ăn, vì lúc này chim đã đói. 

Bước 4: Sau khoảng 3 – 4 ngày trong lồng chim sẽ bớt hoảng loạn một phần. Lúc này, hãy cho một con chim mái vào lồng chung với chim đực. Đồng thời, đưa cám vào lồng để chim học cách ăn cám theo chim mái. 

Tham khảo: Chào Mào Lân Là Gì? Những Thông Tin Thú Vị Về Chào Mào Lân

Những lưu ý trong cách trị chào mào bị hoảng

Với những cách trị chào mào bị hoảng ở phần trên, bạn hoàn toàn có thể áp dụng chúng với những chú chim chào mào mới mang về của bạn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, bạn cần lưu ý một số điều sau quan trọng sau đây:

Những lưu ý trong cách trị chào mào bị hoảng

Những lưu ý quan trong trong cách trị chào mào bị hoảng

Với chiếc lồng để nhốt chim chào mào mới thì bạn nên lựa chọn lồng có 15 nan, nóc khít và kích thước phù hợp với con chim. Trong lồng có thể sắp đặt thêm 2 cầu g để tạo không gian vui chơi cho chim.

Chim mới được bắt về thường rất nhát, vì vậy cần sử dụng áo lồng để che kín lồng và giúp ổn định tâm lý của chim. Trong khoảng thời gian một ngày bạn cứ giữ áo lồng kín để chim dần quen với môi trường trong lồng, sau đó mới từ từ mở áo lồng. Có thể mở áo lồng theo hình chữ A hoặc từ phía dưới lên rồi vén một góc lên phía đỉnh lồng. Quá trình mở áo lồng không nên vội và cần kiên nhẫn để chim dễ dàng thuần và tránh các tật lỗi.

Ngoài việc cung cấp thức ăn chính như cám thì vẫn cần bổ sung các loại thức ăn tự nhiên như đu đủ, chuối, cam, cà chua, cào cào… Bởi việc kết hợp việc cho chim ăn mồi tươi, cám và hoa quả trong khoảng ba tuần đầu sẽ chim có thể chuyển từ ăn mồi tươi sang ăn cám một cách dễ dàng.

Xem thêm: https://www.chimhay.net/

Cách trị chào mào bị hoảng không quá khó, tuy nhiên đòi hỏi tính kiên trì và sự quan tâm của người nuôi. Bạn cũng có thể tham khảo những thông tin trên để áp dụng chúng vào cách thuần phục và giúp chim chào mào của bạn trưởng thành và dạn người hơn.

logo_chimhay

Thu Nguyễn

Xin chào mình là Thu Nguyễn đang là tác giả tại chimhay.net cập nhật đầy đủ chi tiết nhất về cách nuôi, cách chăm sóc, luyện giọng chim cảnh, chim chào mào

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*