Chào Mào Sinh Sản Vào Tháng Mấy Trong Năm? Kỹ Thuật Nuôi Chào Mào Sinh Sản

Chào Mào Sinh Sản Vào Tháng Mấy Trong Năm? Kỹ Thuật Nuôi Chào Mào Sinh Sản

Chào mào được biết đến là loài chim cảnh được nhiều người ưa thích và nuôi rất phổ biến, trong số chúng còn được nhân giống để kinh doanh. Vậy để biết được chào mào sinh sản vào tháng mấy trong năm để có thể nhân giống được chúng và kỹ thuật để nuôi chúng khi trong thời kỳ sinh sản. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm một số thông tin về chào mào nhé.

Chào mào sinh sản vào tháng mấy

Chào Mào Sinh Sản Vào Tháng Mấy Trong Năm? Kỹ Thuật Nuôi Chào Mào Sinh Sản

Khi thời tiết bắt đầu chuyển giao giữa mùa xuân và mùa hạ là những chim chào mào sẽ bắt cặp để bước vào mùa sinh sản của chúng. Nhưng việc chào mào sinh sản vào tháng mấy trong năm cũng còn tùy thuộc vào yếu tố hay môi trường tác động lên chúng. 

Trong môi trường tự nhiên, thường thì chào mào bắt đầu sinh sản vào tháng 3 đến tháng 7, còn thỉnh thoảng sẽ rơi vào khoảng tháng 4 và tháng 5. Mùa sinh sản của chào mào thường vào thời điểm khi thời tiết ấm áp, và có nhiệt độ cao và thức ăn dồi dào như thế thích hợp cho điều kiện của chúng trong quá trình sinh sản và nuôi chim con.

Còn với trong môi trường ngoài tự nhiên như lồng chim thì mùa sinh sản của chào mào có thể khác so với môi trường tự nhiên.

Xem thêm: Trứng Chim Chào Mào Màu Gì? Kỹ Thuật Nuôi Chào Mào Sinh Sản Thành Công

Kỹ thuật nuôi chim khi vào mùa sinh sản của chào mào

Kỹ thuật nuôi chim khi vào mùa sinh sản của chào mào

Bắt cặp cho chim chào mào với nhau

Cũng giống như con người, khi sinh sản thì chúng ta cần có đôi thì trước khi vào mùa sinh sản của chào mào, chúng ta cần bắt cặp cho chúng. Bước đầu tiên chúng ta hãy cho chim trống vào lồng trước, rồi cho chim mái vào lồng sau.

Khi chim chào mào trống hót to và sung, chúng căng lửa và nhảy loạn soạn quanh lồng, đó là đặc điểm muốn thu hút chim chào mào mái thì lúc đó chúng ta bắt đầu cho chim mái vào lồng để chúng có thể bắt cặp và đạp mái. Trường hợp chim mái không hợp với chào mào trống, chúng ta hãy đổi chim trống khác cho nó tránh trường hợp chúng xâu xé nhau.

Làm tổ cho chim

Khi cho mào đã bắt được cặp với nhau thì chim mái sẽ đi tìm các nguyên vật liệu để làm tổ, để chúng làm được tổ chúng ta nên cung cấp như: rơm, cành cây khô… Thông thường để làm tổ, cả chào mào trống và mái đều luân phiên nhau làm tổ ước chừng mất khoảng 3 – 4 ngày. Với mùa sinh sản của chào mào, chúng thường đẻ từ 2 – 4 quả trứng, thường trứng của chúng có màu đỏ sẫm, hoặc đốm tím.

Chào mào ấp trứng và nở chim chào mào non

Để chuẩn bị cho chào mào ấp trứng, bạn hãy tạo môi trường cho chúng duy trì nhiệt độ và độ ẩm tốt để cho chúng ấp trứng được thoải mái. Nhiệt độ dao động thường vào khoảng 25 – 30*C và độ ẩm khoảng 60 – 70 %. Nếu môi trường quang chúng không được giữ độ ẩm tốt thì chúng ta nên sử dụng những bình phun để duy trì độ ẩm cho chào mào.

Thông thường chim mái ấp trứng trong khoảng từ 12 – 14 ngày thì nở ra chim non, thời gian trứng nở là buổi sáng hoặc tầm khi xế chiều.

Thức ăn cho chim chào mào vào mùa sinh sản

Về chế độ dinh dưỡng cho chào mào vào mùa sinh sản rất quan trọng cho cả chim trống và chim mái. Chim mái cần cung cấp đủ dinh dưỡng để tạo hệ trứng non. Chim sẽ ăn nhiều hơn những ngày thường do ngoài phải nuôi trứng thì chim mái còn phải nuôi lông và có thể đủ dinh dưỡng cho chim non. Chúng cũng thường tự nhổ lông bụng của chính mình để lót ổ khi đẻ để ổ chim có đủ nhiệt hơn. Vì thế bạn nên để thức ăn cho chúng hằng ngày để chúng có đủ lượng dinh dưỡng để hấp thụ cho chim non.

Thức ăn của chim trống bạn hãy bổ sung cám, các loại trái cây để bổ sung những vitamin dưỡng chất để chim mái có thể chăm sóc chim non tốt hơn. Ngoài việc bổ sinh cám và các loại trái cây, bạn hãy bổ sung thêm mồi tanh nhưng cho chúng ăn ít hơn chim trống để chúng có chất đạm, để tăng khoáng chất cần thiết cho chim non. Chế độ ăn uống của chào mào mái khi sinh rất quan trọng, chúng ta hãy lưu ý cho chúng ăn đầy đủ nhé.

ChimHay Hy vọng những thông ở trên phần nào giúp các bạn biết được chào mào sinh sản vào tháng mấy và những kỹ thuật chăm sóc chúng khi sinh sản, để các bạn có thể chăm sóc những chú chim non mới ra đời một cách khỏe mạnh và phát triển toàn diện nhất.

logo_chimhay

Thu Nguyễn

Xin chào mình là Thu Nguyễn đang là tác giả tại chimhay.net cập nhật đầy đủ chi tiết nhất về cách nuôi, cách chăm sóc, luyện giọng chim cảnh, chim chào mào

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*