Cách Trị Chào Mào Ngoái Cổ Hiệu Quả Và Cách Phòng Tránh

Một số nguyên nhân khiến chào mào ngoái cổ

Chim chào mào thường có kích thước từ nhỏ đến trung bình, với màu sắc và họa tiết lông đa dạng. Chào mào thu hút sự chú ý của những người yêu chim bởi khả năng hót độc đáo, tuy nhiên sau một thời gian chăm sóc, nhiều người chơi chim bắt đầu gặp vấn đề khi thấy chào mào bắt đầu ngoái cổ vậy cách trị chào mào ngoái cổ là gì? Tại sao có hiện tượng này?

Một số nguyên nhân khiến chào mào ngoái cổ

Tình trạng chào mào ngoái cổ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, đòi hỏi người nuôi phải quan sát thật kỹ.

Chim chào mào mới bắt về thường dễ bị ngoái cổ.

Thường thấy chào mào bị ngoái cổ khi mới mua về hoặc khi chúng còn ở trong giai đoạn chào mào bổi. Khi chú chim bổi hoảng loạn, chúng thường bám vào vành lồng và nóc lồng, gây ra tình trạng ngoái cổ. Hành vi ngoái ngửa của chào mào thường là do chúng đang tìm kiếm lối thoát, bởi chúng là loài chim hoang dã và ưa tự do. Khi chúng bị ép vào lồng, cách thuần hóa cần phải thực hiện một cách đúng đắn, nếu không chúng có thể bị ngoái cổ.

Thay đổi môi trường sống mới đột ngột

Việc thay đổi lồng một cách đột ngột khiến chim chào mào phải thích nghi với môi trường mới, chẳng hạn từ lồng tròn sang lồng vuông, từ lồng cao xuống lồng thấp hoặc ngược lại điều này cũng có thể khiến chim chào mào bị ngoái cổ. 

Giai đoạn thay lông

Chim chào mào thường dễ bị sinh tật khi đang trong giai đoạn thay lông. Trong thời kỳ này, chúng mất nhiều sức và đề kháng yếu, điều này có thể gây ra tình trạng ngoái cổ. Không nên tắm quá nhiều, có thể việc tắm cũng khiến chào mào hoảng và ngoái cổ trong lồng tắm.

Lồng nuôi không phù hợp.

Lồng nuôi không phù hợp cũng có thể gây ra tình trạng chim chào mào bị ngoái cổ. Lồng quá hẹp hoặc nóc lồng quá cong có thể làm cho chim có xu hướng nhìn lên nóc, tạo điều kiện cho tình trạng ngoái cổ. Cầu thiết kế sai, đặt vật thể lạ trong lồng cũng là những nguyên nhân gây ngoái cổ.

Một số nguyên nhân khiến chào mào ngoái cổ

Tình trạng chào mào bị ngoái cổ gây nản lòng

Tóm lại, ngoái cổ là tình trạng phổ biến mà chim chào mào có thể gặp phải. Để hạn chế tình trạng này, anh em cần chú ý đến môi trường sống hoặc lồng nuôi cũng như cách chăm sóc chim một cách cẩn thận và khoa học để chúng không bị ngoái cổ.

Cách phòng bệnh ngoái cổ cho chào mào

Để phòng tránh thì trạng này của chào mào, bạn có thể tham khảo một số cách trị chào mào ngoái cổ dưới đây:

Không nên mở áo lồng đột ngột

Đối với chào mào cần thuần hóa, ta nên tránh mở áo lồng một cách đột ngột. Thay vào đó, ta nên hạ bớt nửa áo lồng bên trên hoặc mở nửa lồng ra rồi từ từ theo dõi cách chú chim phản ứng. Khi cảm thấy thích hợp theo thời gian  ta có thể dần dần mở áo lồng. Sau khi mở áo lồng, ta cũng có thể cho chào mào tiếp xúc với môi trường mới. Việc này giúp chào mào thích nghi từ từ và tránh tình trạng ngoái cổ từ ban đầu.

Nên chọn áo lồng màu tối 

Khi mặt trời bắt đầu lặn, là lúc thích hợp để cho chào mào đi ngủ. Nên tránh sử dụng áo lồng màu đỏ mỏng, thay vào đó nên chọn áo lồng màu tối (tím đậm, đen, nâu) không cho ánh sáng xuyên qua. Không nên mở áo lồng khi có ánh điện vào buổi tối, để tránh làm chào mào bị ngoái cổ.

Thay lồng mới

Khi thay đổi lồng cho chào mào (như thay lồng mới), cần theo dõi từng bước nhảy và cử chỉ hướng mắt của chim. Nếu chú chim thích nghi tốt thì tiếp tục, còn nếu chú có biểu hiện cúp mào và những bước nhảy không bình thường, nên đặt lại vào lồng cũ. Điều này sẽ giúp tránh tình trạng ngoái cổ.

Cách phòng bệnh ngoái cổ cho chào mào

Một số cách phòng ngoái cổ khi biết nguyên nhân gây ngoái

Lắp các loại cầu phù hợp

Đối với chào mào nuôi trong lồng tròn, bạn có thể cho chúng chơi với loại cầu bán nguyệt. Loại cầu này khá mới mẻ và lạ đối với nhiều người chơi chim. Cầu bán nguyệt giúp chào mào hạn chế việc bám vành và không thường xuyên ngước lên nóc lồng khi nhảy.

Xem thêm: Chào Mào Bị Kêu Khẹt Khẹt Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý

Cách trị ngoái cổ chào mào

Khi chim chỉ mới bắt đầu có dấu hiệu nhẹ của vấn đề, ta có thể áp dụng một số biện pháp như sau:

  • Sử dụng lồng kiểu thái với tầng trên được che phủ, đặt 4 cầu góc ở tầng trên, hoặc chỉ cần 2 góc, đảm bảo chim không thể ngoái ngửa. Lúc này, việc chữa trị sẽ trở nên dễ dàng hơn.
  • Cho chim ở trong lồng avi một thời gian để tạo sự ổn định. Sau đó, từ từ chuyển sang lồng mới để kiểm tra xem con chim có thích nghi tốt không. Đôi khi, việc thay đổi môi trường lồng cũng có thể giúp chim thoát khỏi tình trạng ngoái cổ.
  • Sử dụng cách kỹ thuật cầu xích đu, tương tự như cầu dành cho vẹt. Bằng cách treo một cầu có dây thép qua phần trên của lồng, khi chim đứng lên, cầu sẽ xoay để duy trì thăng bằng và ngăn con chim ngoái cổ hơn. Tuy nhiên, cách này cần được thực hiện cẩn thận để không gây đau đớn cho chim.
  • Sử dụng lồng vuông cao vanh trên cùng gần nóc lồng và bố trí 4 cầu bán nguyệt nhỏ tại 4 góc lồng. Đồng thời, đặt quả chuối (hoặc quả khác) trên chỗ cầu bán nguyệt. Đảm bảo thức ăn và nước vẫn được cung cấp từ cầu chính ở dưới.
  • Cho chim ở trong lồng lực với chiều cao 1m và đặt 4 cầu cách nhau 20cm. Cách này tạo nhiều không gian cho chim đậu cầu, giúp giảm hiện tượng ngoái ngửa.
Cách trị ngoái cổ chào mào

Một vài cách trị chào mào ngoái cổ hiệu quả

Kết luận

Việc cách trị chào mào ngoái cổ cần sự quan sát kỹ lưỡng và kiên nhẫn. Nếu tình trạng không cải thiện, bạn nên tìm sự hỗ trợ từ các chuyên gia chim cảnh hay bác sĩ thú y có kinh nghiệm để có giải pháp tốt nhất cho tình huống cụ thể.

logo_chimhay

Thu Nguyễn

Xin chào mình là Thu Nguyễn đang là tác giả tại chimhay.net cập nhật đầy đủ chi tiết nhất về cách nuôi, cách chăm sóc, luyện giọng chim cảnh, chim chào mào

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*