Hướng Dẫn Cách Bẫy Chào Mào Đàn Đơn Giản Và Hiệu Quả

Hướng dẫn cách bẫy chào mào đàn đơn giản và hiệu quả

Chào mào là một loài chim được biết đến với giọng hát trong trẻo, nhưng có phần nội lực. Chim này được giới chơi chim cảnh cực kỳ yêu thích và săn đón, trong đó ở Việt Nam cũng được nhiều bạn chọn để nuôi, huấn luyện. Tuy nhiên để bắt được những chú chim chào mào ngoài tự nhiên không phải là điều dễ dàng. Vậy nên bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách bẫy chào mào đàn đơn giản và hiệu quả nhất bạn có thể tham khảo.

Đặc điểm đặc trưng của loài chim chào mào

Chào mào là loài chim nằm trong bộ Chim sẻ có tiếng hót rất hay và thường sinh sống ở các khu vực châu Á. Giọng hát của chào mào rất dễ nhận biết khi chúng thường phát ra từ 1 đến 4 âm tiết. 

Đặc điểm sinh sống của chào mào

Chim chào mào này thường sống ở nhiều nơi có cây cối cao Đặc biệt là những khu rừng nhiệt đới ẩm, rậm rạp.  Chúng thường xây tổ và sống ở trên các cành cây, mỗi năm chúng thường xuất hiện với số lượng cá thể lớn khác nhau. Giọng hót của loài chim này cũng vô cùng đặc biệt nên con người có thể dễ dàng xác định chúng với những loài chim khác. Nếu mỗi sáng thức dậy Bạn nghe thấy tiếng chim hót thì đó có thể là chào mào. Còn về tuổi thọ trung bình của loài chim này thì được các nhà khoa học nghiên cứu là khoảng 11 năm. 

Đặc điểm đặc trưng của loài chim chào mào

Đặc điểm sinh sống của loài chim chào mào

Đặc điểm sinh sản của loài chim chào mào

Theo quan sát thì khoảng tháng 12 hàng năm là mùa sinh sản của loài chim chào mào. Trong năm chúng sẽ có một cuộc di cư lớn, khi phải di chuyển từ Nam Ấn Độ đến Bắc Ấn Độ vào khoảng giữa tháng 3 đến tháng 10 trong năm. Tuy nhiên có một vài trường hợp là loài chim này có thể sinh sản được hai lần trong cùng một năm. 

Đặc điểm sinh sản của loài chim chào mào

Đặc điểm sinh sản của loài chim chào mào

Loài chim chào mào đực sẽ thu hút bạn tình bằng cách cúi đầu, đuôi hơi nhô lên, cánh thì rủ xuống. Trong quá trình mang thai của chim cái thì chúng bắt đầu làm tổ của mình. Tổ chim thường có hình dạng cốc được đặt trên các cành cây cao và vô cùng chắc chắn. Bởi chúng thường làm tổ bằng một số vật liệu như rễ cây, cỏ hay vỏ cây, thậm chí là giấy và nilon. 

Trung bình một lượt xinh đẹp chim mái sẽ đẻ được từ 2 đến 3 quả trứng trứng của loài chào mào thường có màu vàng cùng những đốm nâu nhạt. Trứng đó có độ dài vào khoảng 20mm và rộng 15mm. Sau khi được ấp đủ 12 ngày trứng sẽ nở và lúc này cả hai chú chim chào mào đực và mái sẽ đều thay nhau đi kiếm ăn để nuôi con. Thức ăn của chào mào non có thể là sâu bướm côn trùng được bố mẹ mớm cho ăn mỗi ngày cho đến khi chúng trưởng thành. 

Tham khảo: https://www.chimhay.net/cach-khac-phuc-chao-mao-xu-long/

Hướng dẫn cách bẫy chào mào đàn đơn giản và hiệu quả

Để bẫy chào mào đàn đơn giản và hiệu quả nhất thì người ta thường sử dụng lưới để bẫy. Đây là cách bẫy chào mào đàn quen thuộc và dễ thực hiện. Để bẫy chào mào bằng cách thức này đòi bạn cũng cần phải có nhiều hiểu biết về loài chim.

Chuẩn bị dụng cụ bẫy chào mào đàn

Để có thể thực hiện tốt cách vẫy chào mào đàn này, bạn cần chuẩn bị đầy đủ một số dụng cụ sau đây:

  • Một tấm lưới rộng tầm 3 mét hoặc hơn
  • Độ dài tấm lưới phải rơi vào 20 – 30m
  • 2 chiếc cọc chắc chắn
  • Cần có một vài người hỗ trợ 
Hướng dẫn cách bẫy chào mào đàn đơn giản và hiệu quả

Cách bẫy chào mào đàn bằng lưới siêu hiệu quả

Cách tiến hành bẫy chào mào đàn

Sau khi chuẩn bị đầy đủ những dụng cụ trên, đầu tiên bạn cần cắm hai chiếc cọc xuống đất sao cho chắc chắn đủ để chịu lực khi chim sa bẫy. Đó là giăng lưới vào hai đầu cọc sao cho lưới được trải rộng hết 3m hoặc hơn. Tiếp theo là bạn cần kiểm tra lại tâm lý một lần nữa để đảm bảo nó được chắc chắn nhất.

Một chiếc bẫy chào mào đàn đã được hoàn thành thì việc tiếp theo bạn cần làm là quan sát thói quen sống của chim. Công việc này bạn cần rất nhiều thời gian, đặc biệt là vào buổi tối khi chim bắt đầu về tổ. Lúc này, anh em cần quan sát xem chim bay hướng nào, chúng thường ngủ ở đâu. Buổi sáng cũng cần xem xem chúng bay hướng nào để kiếm ăn và cả những thói quen thường ngày của chim.

Khi đã nắm được đường đi nước bước của chim, bạn hãy đem lưới ra dăng lên. Thời gian hợp lý nhất để bẫy đó là vào buổi sáng từ 4:00 đến 5:00, nếu thành công bạn có thể bắt được cả một đàn chim chào mào. Tuy nhiên với cách bẫy này, bạn phải rất kiên nhẫn nếu không sẽ khó có thể đặt bẫy đúng và khó bắt được nhiều chim.

Đây có thể coi là một cách bẫy chào mào đàn đơn giản mà đem lại nhiều hiệu quả nhất. Bạn có thể thử áp dụng cách này cho những lần bẫy chim đàn của mình. Tuy nhiên hãy hạn chế cách bẫy này bởi chúng vừa không mang lại chim chất lượng cao, lại vừa ảnh hưởng đến số lượng cá thể ngoài tự nhiên.

Kết luận

Cách bẫy chào mào đàn có rất nhiều nên bạn có thể tham khảo thêm. Tuy nhiên với cách bẫy bằng lưới này sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian, lẫn công sức. Trong khi đối với nhiều bạn đam mê chim cảnh luôn mong muốn sở hữu được những chú chào mào tuyệt vời nhất.

logo_chimhay

Thu Nguyễn

Xin chào mình là Thu Nguyễn đang là tác giả tại chimhay.net cập nhật đầy đủ chi tiết nhất về cách nuôi, cách chăm sóc, luyện giọng chim cảnh, chim chào mào

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*